Ba địa điểm đẹp tại đà nẵng yên tĩnh mà ít rất ít du khách biết đến.

Có thể rất nhiều người trong chúng ta biết đến đà nẵng với những địa danh như ngũ hành sơn, bà nà,biển lăng cô…Đó chính là các địa danh vui chới giải trí rất vui vẻ.Tuy nhiên sẽ là một điều sai lầm khi đi du lịch đà nẵng mà các bạn không ghé qua Nhà thờ lớn, Bảo tàng điêu khắc chăm, chùa pháp lâm.Đó chính là những địa điểm thăm quan lí tưởng rất đẹp và yên tỉnh cũng như phù hợp với tâm linh người việt
Bảo tàng điêu khắc chăm:

bao-tang-nghe-thuat-dieu-khac-cham-pa-1

Bảo tàng Điêu khắc Chăm được xây dựng từ năm 1915 và chính thức khánh thành vào đầu năm 1919. Thật ra, hơn 20 năm trước đó, người ta đã tập trung về địa điểm này nhiều hiện vật điêu khắc Chăm được tìm thấy trong vùng Đà Nẵng, Quảng Nam và các tỉnh lân cận. Một bức ảnh chụp vào đầu thế kỷ XX cho thấy địa điểm được chọn để tập trung các hiện vật là một gò đất có nhiều cây lớn, các mảng đài thờ, tượng đá được xếp đặt rải rác ngoài trời.
Chùa pháp Lâm:

chua-phap-lam

Chùa do Chi hội An Nam Phật học Đà Nẵng vận động xây dựng ngôi chùa hội quán vào năm 1934. Ngôi chùa mang lối kiến trúc hoàn toàn Á đông do kiến trúc sư trứ danh Đặng Cao Đệ vẽ kiểu, chiều ngang 14m, chiều sâu 25m. Chánh điện được bố trí nghiêm trang. Tượng Đức Bổn sư ngồi cao 1,10m và 2 tượng Bồ tát Quan Thế Âm, Đại Thế Chí được đúc bằng đồng.

Ban đầu được mang tên chùa Tỉnh hội Phật giáo Đà Nẵng, ngày nay tọa lạc tại số 500 đường Ông Ích Khiêm, phường Nam Dương, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Từ năm 1938, khi các tỉnh miền Trung lần lượt xin thành lập Tỉnh hội , thì danh hiệu Chi hội Đà Nẵng đổi lại là: An Nam Phật học Tỉnh hội Đà Nẵng. Kế đến, vì lẽ quan niệm chữ Phật học hội chỉ dành riêng cho số tín đồ có tinh thần học hỏi giáo lý, không phổ cập giữa quần chúng theo đạo Phật, nên danh từ Phật học đổi thành Phật giáo. Rồi đến trong kỳ họp Đại hội vào ngày lễ Phật Đản năm Tân Mão 1951 tại chùa Từ Đàm gồm: giáo hội tăng già và Hội Phật giáo miền Nam, đại diện Giáo hội tăng già và Hội Phật giáo miền Bắc, Hội Phật giáo Trung phần và Giáo hội TP gồm trên 50 đại biểu nhất trí đổi danh từ Thành tổng hội Phật giáo Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Tổng Trị sự Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Về sau theo chủ trương của Tổng Trị sự, các chùa Hội quán cũng nên có danh hiệu chùa. Vì thế, chùa Tỉnh hội Phật giáo Đà Nẵng được mang tên chùa Pháp Lâm từ năm 1970
Nhà thờ lớn hay còn gọi nhà thờ con gà:

nha-tho-con-ga

Tọa lạc tại số 156 Trần Phú, Nhà thờ Lớn Đà Nẵng được khởi công xây dựng từ tháng 2/1923, do linh mục Louis Vallet chủ công xây dựng và phác thảo phối cảnh tổng thể, trên khoảng đất trống đường Rue du Musée (nay là đường Trần Phú).
Nhà thờ Lớn cao gần 70m, là nhà thờ duy nhất được xây dựng tại thành phố Đà Nẵng thời Pháp thuộc.Nhà thờ Lớn Đà Nẵng có kiến trúc theo kiểu Gothique với những đường nét cao vút, những vòng cửa quả trám. Bên trong nhà thờ có các tranh ảnh và tượng Chúa minh họa theo thánh kinh bài trí theo dạng mỹ thuật nhà thờ Thiên Chúa giáo phương Tây.

Bookmark and Share

Notice: WP_Query was called with an argument that is deprecated since version 3.1! "caller_get_posts" is deprecated. Use "ignore_sticky_posts" instead. in /home/tourdanang/domains/tourdanang123.com/public_html/wp-includes/functions.php on line 3737