Không chỉ đến với chuyến du lịch Đà Nẵng khám phá các địa danh Đà thành mà có hành trình khám phá các di sản miền Trung. Và một trong số đó là khám phá nét độc đáo với kiến trúc Tử Cấm Thành Huế. Nằm trong quần thể di tích cố độ Huế – Tử Cấm thành là nơi trung tâm sinh hoạt hàng ngày của vua và hoàng gia. Được khởi công xây dựng vào thời Gia Long thứ 3 năm 1804, nằm phía sau điện Thái Hòa với tên gọi là Cung thành. Đến năm Minh Mạng thứ 3 năm 1822 được vua đổi tên là Tử Cấm thành.
Tử Cấm thành được biết đến với qui mô kiến trúc độc đáo, với khoảng 50 các công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau. Được phân chia làm nhiều khu vực và số lượng công trình luôn có sự biến động qua các thời kì lịch sử.
Kiến trúc độc đáo
Với không gian kiến trúc Hoàng thành, Tử Cấm thành được thiết kế với mối liên quan chặt chẽ về sự phân bố vị trí của các công trình cũng như theo chức năng sử dụng. Thành nằm trong lòng Hoàng thành. Không chỉ đơn giản vậy, với hai vòng thành này kết hợp với một hệ thống cung điện bên trong được gọi chung là Hoàng cung hay Đại Nội. Nếu nhìn trên phương diện hình học, thành như một hình chữ nhật có cạnh là 324 x 290,68m, thành cao 3,72m, chu vi là 1.229,36m và dày 0,72m. Thành được xây hoàn toàn bằng gạch vồ với kiến trúc độc đáo, có các điểm chính như sau:
– Kiến trúc chặt chẽ, đăng đối hoàn hảo theo quan niệm Dịch lý. Tất cả các công trình đều đối xứng từng cặp, qua trục chính (từ lầu Tứ Phương Vô Sự tới Ngọ Môn) và những vị trí tiền với hậu; Đối xứng thượng với hạ và tả với hữu – tất cả luôn được nhất quán (tả nam hữu nữ, tả văn hữu võ, tả chiêu hữu mục).
– Bố cục kiến trúc trong hệ thống Đại Nội bộc lộ rõ tư tưởng độc quyền, chỉ dành cho Hoàng gia. Là nơi sinh hoạt: ăn ở, giải trí, làm việc, học tập cũng như nghỉ ngơi. Tại trung tâm của Đại Nội là điện Càn Thành là nơi vua sinh sống.
Tử Cấm thành có 7 cửa:
Phía nam là Đại cung (hay còn gọi là Đại Cung môn) được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ và lợp ngói hoàng lưu ly.
Phía đông là cửa Hưng Khánh, cửa Đông An. Nhưng các đời vua sau đã lấp cửa Đông An rồi mở thêm cửa Duyệt Thị nằm ở phía đông Duyệt Thị Đường. Tại mặt này, lại mở thêm cửa Cấm Uyển nhưng sau đó lại bị lấp.
Phía tây là các cửa Gia Tường và cửa Tây An.
Phía bắc là các cửa Tường Loan, Nghi Phụng (trước có tên Tường Lân nhưng sau năm 1821 thì đổi tên). Trong thời Bảo Đại, sau khi đã xây dựng lầu Ngự Tiền Văn Phòng đã mở thêm cửa Văn Phòng. Không chỉ vậy, mà Nền Đại Cung Môn còn có những cây cột đánh dấu và mô hình ấn hoàng đế triều Nguyễn.
Các công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành
Trong Tử Cấm thành có hàng chục công trình kiến trúc có qui mô lớn nhỏ khác nhau được chia làm nhiều khu vực. Có Đại Cung môn được coi là cửa chính vào Tử Cấm thành, xây vào năm 1833. Phía sau Đại Cung môn là có một sân rộng rồi tiếp đến là điện Cần Chánh. Đây là nơi vua làm việc cũng như thiết triều. Cách bầy bố, sắp đặt trang trí trong điện Cần Chánh cũng tương tự như điện Thái Hòa, tả hữu là bản đồ các tỉnh và chính giữa là ngai vua.
Tử Cấm thành có các công trình tiêu biểu, là nơi ăn ở, ngủ nghỉ của vua là Điện Càn Thành: Trước năm 1811, điện Càn Thành được gọi là điện Trung Hòa, được các vua triều Nguyễn dùng làm nơi ăn ở. Tuy nhiên sau năm 1945, công trình này đã trở thành phế tích. Cung Khôn Thái tọa lạc ở phía bắc điện Càn Thành là nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng Quí Phi và các phi tần mỹ nữ thuộc Nội Cung. Điện Cần Chánh: tại hai bên có nhà Tả Vu, Hữu Vu là nơi dành cho các quan ngoài chờ cũng như sửa sang, chỉnh chu quan phục trước khi thiết triều.
Và còn nhiều di tích khác điện Khôn Thái, sân nền điện Kiến Trung, Duyệt Thị Đường, vườn Ngự Uyển Thiệu Phương… cũng có kiến trúc rất độc đáo, hầu như vẫn còn nguyên vẹn và cũng có một số nơi đã xuống cấp nhưng vẫn đủ sức hút, hấp dẫn mọi du khách đến với nơi đây!
Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi, KinhDo Travel sẽ mang lại những thông tin hữu ích, cũng những trải nghiệm tuyệt vời khi di Tour Đà Nẵng giá rẻ đến với các bạn.