“Đã lâu lắm rồi không về miền Trung thăm ngươì em
Nắng mưa đêm ngày cách trở, giờ xa xôi đường”
Giai điệu bài hát ấy cất lên làm tôi nhớ về tour du lịch Đà Nẵng của mình, nhớ nụ cười rám nắng thân thiện của người miền Trung và bỗng nhớ cả tiếng vỗ giòn tan khi thưởng thức món bánh Đập.
1.Nguyên liệu và cách làm bánh đập
Nguyên liệu làm bánh đập được tuyển chọn cực kĩ lưỡng, phải là những gạo có màu trắng trong, độ dẻo vừa phải, thơm . Gạo được vo sạch và ngâm nửa ngày trời để từng hạt gạo no căng nước. Gạo vớt ra thì đem đi xay cho thành bột nước. Thế mà đã xong đâu, thứ bột nước ấy còn phải ủ 3 tiếng để cho lớp bột mịn màng lặng yên xuống dưới. Chỉ khi nào tráng bánh thì người thợ mới quấy đều lên. Vị bánh có chút mằn mặn là do có chút muối được bỏ vào làm bánh phồng hơn.
Lớp bánh tráng ngoài thì được chế biến cầu kì hơn vì sau khi tráng bánh xong còn phải phơi bánh trên những chiếc trành tre dưới cái nắng gay gắt của miền biển. Bánh khô rồi thì đem nướng trên than hồng để vừa giòn lại có màu vàng vàng đẹp mắt.
Giữa 2 lớp bánh tráng khô là lớp bánh ướt được dàn đều một cách tài tình. Hai thứ đó dường như sinh ra là để thuộc về nhau vậy. Nhìn thì có vẻ chẳng có gì nổi bật nhưng cái thi vị của nó khiến những ai đã từng thưởng thức thì sẽ say mê về sau. Đúng như ông bà ta đã nói: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” mà.
Dư vị khiến hàng ngàn người mê của món bánh đập có lẽ nằm ở cái mắm nêm. Mắm nêm làm từ loại cá cơm được đánh bắt ở Cù Lao Chàm. Người ta có một bí kíp riêng biệt để tạo nên loại sốt chấm có độ sệt vừa phải, màu nâu của mắm cái hòa hợp với màu đổ của sa tế. Mắm chấm vừa chua lại vừa ngọt thêm vị cay đến tê đầu lưỡi đến đặc trưng của người miền Trung. Người ta thường ăn bánh đập với cả hến xào.
Bánh đập giờ đây không còn là món ăn chơi trong làng trong xóm mà đã trở thành đặc sản nức tiếng khiến khách du lịch háo hức muốn thưởng thức khi đi du lịch Đà Nẵng.
Nghe những người lớn tuổi nơi đây kể chuyện mới biết sự ra đời của bánh đập khá ngẫu nhiên và lí thú. Xuất phát từ bản tính thích khám phá, kết hợp những điều mới mẻ với nhau mà những người dân ven sông Thu Bồn đã tạo nên sự kết hợp ăn ý của món bánh.
2.Ý nghĩa tên gọi và cách ăn bánh đập
Khi đi du lịch Đà Nẵng tôi được một người bạn giới thiệu món bánh đập. Nghe tên bánh hay hay nên tôi thử luôn. Hỏi ra thì mới biết cái tên “đập” xuất phát từ việc dùng tay đập vào bánh trước khi ăn. Nguyên cớ của việc này là để làm dậy lên mùi mè thơm phức của vỏ bánh bên ngoài, đồng thời để cho vỏ bánh tráng nướng vỡ vụng, quyện chặt vào lớp bánh ướt trắng ngần, tăng thêm cái thi vị của món ăn.
Đã đập bánh rồi là phải ăn vì nếu để lâu bánh ướt bên trong sẽ mềm nhũn ra. Cầm một mẩu bánh đập chấm vào nước mắm nêm chua chua ngọt ngọt lại thơm thơm của hành phi, cho vào miệng là thấm liền. Ăn một lại muốn ăn hai ăn hai lại muốn ăn vài đĩa luôn. Bánh giòn rụm nhưng càng nhai lại cảm nhận được sự mềm mại, man mát của lớp bánh ướt ở giữa. Nếu thích ăn cay thì bạn có thể cho thêm chút ớt ngào vào sốt chấm.
3.Gợi ý địa chỉ ăn bánh đập ngon khi du lịch Đà Nẵng
Kinh Đô travel gửi đến bạn 2 địa chi ăn bánh đập ngon, nhất định phải ghé trong tour đà nẵng hội an nhé
-Quán thứ nhất là: Quán ăn Bến Tre ở số 98/1 Nguyễn Tri Phương, Tp Hội An tỉnh Quảng Nam
-Địa chỉ thứ 2 là: Bánh đập bà già ở thôn 1, xã Cẩm Nam, Tp Hội An.
Khi đến hai địa điểm này bạn sẽ được ăn no nê bánh đập với mức giá rẻ không tưởng, đã thế hương vị lại rất đúng chuẩn.
Nếu bạn cũng muốn thưởng thức món bánh đập ngon nhức nách này thì hãy liên hệ với Kinh Đô Travel theo số hotline: (024).3.519.0717 – 3.519.0727 để được tư vấn và đặt tour nhé. Đặc biệt tour Đà Nẵng 3 ngày 2 đêm của chúng tớ đang có ưu đãi cực lớn nhé, nhanh tay lên bạn ơi.