Thánh địa Mỹ Sơn – di tích nghìn năm bí ẩn
Thánh địa Mỹ Sơn : Từ thế kỉ thứ 7 đến thế kỉ thứ 14 , vùng đất Nam Trung Bộ có một tủng tâm đền đài và lăng mộ của hoàng thân quốc thích rất độc đáo . Đây cũng là nơi từng diễn ra những nghi thức cúng tế mang đậm yếu tổ tín ngưỡng Ấn Độ giáo , Chăm-pa . Đó chính là thánh địa Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn nằm ở xã Duy Phú , huyện Duy Tiên , tỉnh Quảng Nam và cách Đà Nẵng khoảng 70km . Đường đi vào trung tâm của thánh địa phải men theo sườn núi quanh co và độ dốc lên xuống. Thánh địa Mỹ Sơn là một tổ hợp bao gồm nhiều cụm đền đài hình tháp nằm rải rác trong một thung lũng rộng khoảng 2km và các đền tháp này đều được bao quanh bởi hệ thống các đồi núi hiểm trở .
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa trong và ngoài nước , ngày trước thánh địa là những tòa đài nguy nga tráng lệ nhưng do sự tàn phá của thời gian và chiến tranh , sự nguy nga tráng lệ ấy đã trở thành phế tích phủ đầy sự bí ẩn cổ xưa , đặc biệt về kĩ thuật xây dựng đền tháp tại đây. Cho đến nay người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp về chất liệu gắn kết , phương thức nung gạch và cách xây dựng của người xưa như thế nào . Có những tác phẩm điêu khắc trải qua cả nghìn năm mà đường nét vẫn không bị hư hại hay bào mòn.
Năm 1999 , thánh địa Mỹ Sơn được công nhận là di tích lịch sử của nhân loại, là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và cũng là di sản duy nhất về thể loại này tại Việt Nam.