Trong hành trình du lịch Đà Nẵng giá rẻ, bạn có thể đến và khám phá Thành Cổ Quảng Trị mang đậm những dấu ấn thời gian, ghi đậm những chiến công anh hùng của quân và dân ta trong các cuộc chiến tranh giữ nước. Và gần đây nhất, là chiến công ở Thành Cổ Quảng Trị đã đi vào lịch sử đấu tranh trong công cuộc cách mạng của dân tộc Việt Nam với những trang sử hào hùng.
Thành cổ Quảng Trị nằm ngay tại trung tâm thị xã Quảng Trị, cách quốc lộ 1A gần 2km về phía Đông và cách bờ sông Thạch Hãn khoảng 500m về phía Nam.
Thành cổ Quảng Trị xưa?
Thành được biết đến là công trình thành luỹ quân sự, vừa là trụ sở hành chính của nhà Nguyễn trên đất Quảng Trị từ năm 1809 đến năm 1945. Theo các tài liệu lịch sử cho thấy, thoạt đầu thành được xây bằng đất nhưng đến năm 1827, vua Minh Mạng đã cho xây lại bằng gạch. Thành cổ Quảng trị, được xây hình vuông với chu vi thành khoảng 481 trượng (xấp xỉ 2000m), cao 9.4m, dưới chân dày 3 trượng (12m). Thành được bảo vệ bởi một hệ thống hào rộng bao quanh với 4 góc thành là 4 pháo đài cao, nhô hẳn ra ngoài.
Thành có 4 cửa: cửa tiền, cửa hậu, cửa tả và cửa hữu. Mỗi cửa đều được xây vòm cuốn, rộng 3.4m, phía trên có vọng lâu, mái cong, lợp ngói và đều nằm chính giữa 4 mặt thành. Trong thành, các công trình kiến trúc như Hành cung, cột cờ, các dinh, các Ty, kho thóc, nhà kiểm học, trại lính … Trong đó, Hành cung được xem là công trình nổi bật nhất: bao bọc xung quanh là hệ thống tường rất dày với chu vi 400m, có hai cửa.
Thành cổ Quảng Trị nay?
Thành Cổ được biết đến là nơi hy sinh cao quý của biết bao chiến sĩ giải phóng quân và dân. Thành Cổ Quảng Trị đã được bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia theo quyết định số 235/VH-QĐ ngày 12/12/1986. Và năm 1994, Thành Cổ lại được xếp vào danh mục những di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt quan trọng. Bởi đây không chỉ là nơi đã chứng kiến những hi sinh to lớn của quân và dân ta, mà còn là nơi đã gánh chịu một khối lượng bom đạn khổng lồ trong chiến tranh. Sau hoà bình lập lại, Thành Cổ chỉ còn lại những dấu vết của một số đoạt thành, lao xá, cổng tiền, hậu…
Bên cạnh đó từ năm 1993 – 1995, hệ thống hào, cầu, cống cùng một số đoạt thành và cổng tiền đã được tu sửa. Với hàng nghìn cây dừa, đã được trồng và đang mọc lên xanh tốt phía trong thành. Có điểm nhấn là một đài tưởng niệm rất lớn đã được xây dựng ở chính giữa Thành Cổ. Đài tưởng niệm được đắp nổi bằng đất có hình một nấm mồ chung, bốn phía gia cố xi măng tạo thành hình bốn cửa của Thành Cổ.
Hiện nay Thành cổ đang được Nhà nước đầu tư để tôn tạo lại các khu vực: góc Đông Nam – nơi ghi dấu ấn về cuộc chiến 81 ngày đêm cùng những việc tái hiện lại chiến trường năm 1972 với các công sự, hố bom, hầm…Tại nơi đây sẽ có 81 khối đá tự nhiên khắc văn bia về cuộc chiến đấu phi thường của quân và dân ta. Ở phía Đông Bắc sẽ là – Khu phục dựng thành cổ nguyên sinh. Bên cạnh đó sẽ có – Khu công viên văn hoá: xây dựng một công viên có nhiều lối đi, ghế đá, cây cảnh, hồ nước, sân chơi … Thành cổ Quảng Trị đã và đang là một địa chỉ đỏ để chúng ta giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ sau. Đồng thời là điểm thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước.
Và để có cái nhìn rõ hơn cùng những cảm nhận chân thật nhất về những thay đổi, những chiến tích lẫy lừng của quân và dân ta, hãy đến với KinhDo Travel. Chúng tôi sẽ đem đến những Tour du lịch Đà Nẵng – miền Trung tuyệt vời sẽ mang lại những trải nghiệm về những di sản văn hóa độc đáo cùng những danh lam thắng cảnh đẹp tuyệt vời trên khắp miền Trung.